NHA KHOA NGOC NHA | Nieng rang, Rang su, Tay trang rang

Dịch vụ - Hỏi Đáp Nha Khoa

Tiểu phẫu là gì?

 

Tiểu phẫu gọi nôm na là những ca phẫu thuật nhỏ, được thực hiện không cần gây mê mà chỉ cần gây tê tại chỗ. Trước khi tiểu phẫu cần làm xét nghiệm máu để đảm bảo công thức máu và khả năng đông máu bình thường.

Một số tiểu phẫu trong nha khoa như:
Tiểu phẫu răng khôn: Răng khôn là răng mọc cuối cùng trong miệng từ 17-25 tuổi. Do mọc cuối cùng nên thiếu chỗ mọc vì vậy răng khôn thường hay mọc lệch, mọc kẹt hoặc mọc ngầm trong xương hàm. Để nhổ những răng khôn mọc bất thường này cần phải tiểu phẫu

 

 

Răng khôn mọc lệch hoặc ngầm, cần phải tiểu phẫu để lấy răng ra

 

Ghép nướu răng: được thực hiện để tạo lại độ dày, che lấp những khuyết điểm trên nướu do mất răng, hay bệnh nha chu… làm tiêu xương và lõm nướu nhằm tạo tính thẩm mỹ cũng như sự hài hoà cho khuôn mặt.

 

 

Ghép nướu

 

Ghép xương: được thực hiện trong trường hợp mới nhổ răng thường là những răng trước. Nguyên liệu xương được đổ vào trong ổ răng mới nhổ để vùng mất răng sau đó không bị teo lại gây mất thẩm mỹ, giúp việc làm răng giả bên trên sau này hoàn hảo hơn.

 

Ghép xương được thực hiện theo các bước sau:

 

 

 

1) Tất cả các vùng mô bị viêm và nhiễm trùng nơi ổ răng (vùng răng mất) được sát trùng và làm sạch.

 

2) Đổ vật liệu xương vào ổ răng nơi cần ghép một cách cẩn thận.

 

3) Đặt màng xương phủ lên vùng xương vừa ghép.

 

4) Khâu kín vết ghép lại hoàn tất.

 

Phẫu thuật nha chu: Phương pháp phẫu thuật nha chu là bộc lộ để nhìn thấy toàn bộ nguyên cả phần chân răng dưới nướu nên dễ dàng lấy sạch toàn bộ vôi răng, mảng bám thức ăn vi khuẩn bám quanh chân răng, chính những vôi răng này làm cho nướu không thể bám và giữ chặt lấy chân răng. Nếu không lấy sạch vôi răng ở chân răng, răng sẽ bị lung lay và rụng.

 

 

Bộc lộ toàn bộ chân răng để lấy sạch vôi, mảng bám vi khuẩn

 

Phẫu thuật nha chu là cách xử lý tốt nhất trong việc điều trị bệnh viêm nha chu (nướu bị chảy máu, sưng, đỏ tấy, đau nhức…) nhằm tránh tình trạng răng lung lay và rụng mất.

 

Phẫu thuật chóp chân răng:

 

Được thực hiện khi răng bị nhiễm trùng tạo thành nang, u hạt… ở chóp chân răng. Tiểu phẫu nạo hết ổ nhiễm trùng này ở chân răng giúp răng không bị đau nhức nữa và không cần nhổ bỏ răng.

 

 

Xem thêm

Dịch vụ - Hỏi đáp liên quan
« 1 2 3 4 5 6 7 8 »

chào bs hôm qua e mới nạo nang cắt chóp 2 răng r21 r22 mà nay vết mổ ê sưng to lên má bs cho e hỏi khoang mấy ngày e hết sưng và cần kiêng j không ạ cám ơn bs

09.05.2017

Trả lời:

Tuy vào kỹ thuật làm mà vết mổ sưng nhiều hay ít. Thông thườn sưng nhiều nhất ngày hôm sau sau khi tiểu phẫu rồi bớt dần em nhé!

Tiểu phẫu lấy răng khôn mọc ngầm có đau không thưa bác sĩ?

23.08.2016

Trả lời:

Nha Khoa Ngọc Nha có phương pháp nhổ răng bảo tồn xương không đau, đồng thời phương pháp gây tê mới không đau, nên trong suốt quá trình nhổ hoàn toàn thoải mái không đau, em yên tâm nhé.

Chào bắc sĩ, e năm nay 16t bị cái mục gì trên cánh tay, càng lớn nó càng to ra vậy có phải đi tieu phau ko a. Cam on,bac si

16.03.2016

Trả lời:

Em có thể tới khám tại phòng khám chuyên da liễu nhé.

chào bác sĩ Em năm nay 27t , trước đây em có làm răng sứ ,em bị hư 4 răng cửa nhưng do 2 chan rang mỗi bên kế bên 2 răng cửa bi hư nên e phải nhổ và phải mài thêm 2 răng tức mỗi bên mài thêm 1 răng nữa , tổng cộng e lam 6 cái , giờ chổ răng nhổ bị lõm vào nhìn sạm hơn ,, cười là thầy chỗ lõm đó , cho e hỏi ngoài cấy implant con có phương pháp nào làm phần nướu đó dày lên không . neu co cho e biết chi phí thế nào ?

09.09.2015

Trả lời:

Ngoài phương pháp cấu Implant còn có phương pháp ghép nướu làm đầy chỗ mất răng. Chi phí ghép nướu 1 răng là 2 triệu.

Thua Bac, chau bi tai nan va phai tieu phau, cat nieu ben tren de lay chan rang bi vo con sot lai ben trong. Con nghe nguoi ta noi nhu vay thi phai mat 1 nam ocho tieu phau moi binh phuc. Vay phai doi nieu binh phuc moi trong rang hay sao a? Xin bac si tu van giup. Cam on Bac si that nhieu!

23.01.2014

Trả lời:

Vì không trực tiếp làm cho bạn nên mình không biết tình trạng của bạn như thế nào, thông thường thì đợi vết thương lành sau đó mới làm răng sứ nhé

Gửi câu hỏi của bạn








Mã bảo vệ

Hotline tư vấn miễn phí: 0765 433 040

zalo