Dịch vụ - Hỏi Đáp Nha Khoa
Sau niềng răng, các răng mọc sai lệch về đúng vị trí như mong muốn và ổn định trên cung hàm thì khí cụ sẽ được tháo ra. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định đeo thêm một loại khí cụ gọi là hàm duy trì thêm một thời gian nhất định để xương hàm và răng thích ứng với vị trí và điều kiện ăn nhai mới. Vậy hàm duy trì là gì? Tại sao phải đeo hàm duy trì? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời.
Hàm duy trì là gì?
Hàm duy trì là loại khí cụ nha khoa, được sử dụng sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha, có vai trò giữ răng ổn định tại vị trí mới sau niềng răng. Hàm duy trì không trực tiếp tạo ra sự di chuyển của răng, nhưng lại có tác dụng giữ cho răng cố định ở vị trí hiện tại. Nếu sau khi niềng răng không đeo hàm duy trì thì kết quả niềng răng đã mang lại trước đó sẽ không thể giữ được, răng sẽ bị xô lệch và chạy về vị trí cũ.
2. Hàm duy trì có mấy loại?
Hàm duy trì có nhiều loại, bạn có thể lựa chọn cho mình loại hàm duy trì phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và tình trạng răng hàm của mình dựa vào 2 nhóm là hàm duy trì cơ bản: hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp.
Hàm duy trì cố định
Chế tạo từ dây thép có hình dạng thẳng hoặc xoắn, được gắn vào phía trong các răng hàm chính diện bằng vật liệu Composite. Khi sử dụng hàm duy trì cố định, bạn không cần tháo ra, lắp vào thường xuyên. Tuy hơi bất tiện nhưng đeo loại hàm duy trì này sẽ mang lại kết quả ổn định răng cao và tiết kiệm thời gian hơn.
Hàm duy trì tháo lắp
Là loại hàm mà người đeo có thể dễ dàng tháo ra để vệ sinh. Hiện nay, có hai loại hàm duy trì tháo lắp được sử dụng phổ biến nhất là hàm kim loại và hàm nhựa.
Hàm duy trì tháo lắp kim loại
Được làm bằng kim loại, có thể dễ dàng tháo lắp, chỉ cần đeo vào ban đêm, vì dây kim loại lộ ra ngoài mặt răng. Loại hàm này có khả năng giữ răng đúng vị trí, nhờ sự chắc chắn của kết cấu hàm với dây kim loại. Hàm duy trì kim loại thích hợp cho trường hợp niềng răng phải nhổ răng.
Hàm duy trì tháo lắp trong suốt
Được chế tạo từ nhựa cao cấp, có màu trong suốt, an toàn với cơ thể và được thiết kế dựa trên mẫu dấu hàm riêng của mỗi khách hàng sau khi kết thúc quá trình niềng răng. Hàm duy trì tháo lắp trong suốt có cấu tạo rất giống với khay niềng răng vô hình nhưng không sinh ra lực tác động để dịch chuyển răng mà chỉ giúp duy trì và ổn định răng ở vị trí mới. Cả hai hàm tháo lắp trên mặc dù rất tiện nhưng bạn cần duy trì thời gian đeo hàm trên 20 tiếng/ ngày mới có kết quả tốt. Sau mỗi lần tháo hàm phải bảo quản cẩn thận để khí cụ luôn sạch sẽ, không bị hư hỏng.
>>Xem thêm: Răng sứ tháo lắp - dòng răng tháo lắp cao cấp
Đeo hàm duy trì trong bao lâu?
Thời gian đeo hàm duy trì sau khi niềng răng có nhanh hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của từng khách hàng. Muốn biết thời gian đeo hàm duy trì của mình trong bao lâu, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể. Để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian đeo hàm duy trì, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, chăm sóc răng miệng sạch sẽ.
Bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm duy trì cho đến khi xương hàm đã hoàn thiện, răng, nướu... đã ổn định và vào đúng với vị trí. Thời gian cụ thể là:
- Trường hợp trẻ em niềng răng, bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm duy trì đến khoảng 20 tuổi.
- Với người trưởng thành, nếu tình trạng xương hàm và răng không được khỏe mạnh, cần thời gian hồi phục lâu hơn thì nên đeo khoảng 6 đến 12 tháng.
- Nếu xương hàm và răng khỏe mạnh và nhanh hồi phục thì chỉ cần đeo hàm duy trì 1 đến 3 tháng. Còn răng yếu thì phải đeo hàm duy trì lâu hơn để hỗ trợ răng.
Sau thời gian liên tục đeo hàm duy trì, bác sĩ sẽ giảm thời gian đeo hàm cho bạn, chỉ cần đeo 3 đến 4 ngày/tuần, hoặc 8 giờ/ ngày, chủ yếu vào ban đêm khi ngủ. Về sau, thời gian đeo sẽ giảm dần, để răng quen dần với khả năng ăn nhai. Sau khi hàm đã ổn định, thời gian đeo hàm duy trì sẽ kết thúc.
>>Xem thêm: Quy trình và trồng răng tháo lắp mất bao lâu?
Hàm duy trì trong suốt giá bao nhiêu?
Phần lớn, hàm duy trì cố định sau niềng răng sẽ được miễn phí vì nó nằm trong gói niềng răng bạn đã trả trước đó. Nếu niềng răng ở nơi khác mà muốn làm hàm duy trì hoặc bị mất cần làm lại thì chi phí dao động tuỳ thuộc vào từng Nha khoa. Đeo hàm duy trì giúp cố định hàm răng của bạn tại vị trí mới, giúp răng đều hơn, đẹp hơn. Để có một hàm răng đẹp bền lâu, bạn nên thực hiện nghiêm túc chỉ định đeo hàm duy trì của bác sĩ Nha khoa nhé!
NHA KHOA NGỌC NHA - NHA KHOA KHÔNG ĐAU
Địa Chỉ : 34 Trần Quý Khoách, P. Tân Định, Quận 1, TP. HCM
ĐT: (028) 3848 0899 Mobile: 0906 82 36 37
Hotline : 0855 108 143
Email : nhakhoakhongdau@gmail.com
Website : https://nhakhoangocnha.com/
https://nhakhoakhongdau.com/
- Dịch vụ Niềng răng tại nha khoa ngọc nha
- Quá Trình Niềng Răng Như Thế Nào ?
- Sự Cần Thiết Khi niềng răng thưa ?
- Niềng Răng Có Làm Yếu Răng Không?
- Niềng răng giá rẻ bao nhiêu? Niềng Răng Có Trả Góp Không ?
- CÓ BAO NHIÊU PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG PHỔ BIẾN ?
- NIỀNG RĂNG TRONG SUỐT LÀ GÌ ? CÓ NÊN LỰA CHỌN CHỈNH NHA VỚI KHAY TRONG SUỐT?
- Làm sao để bé có một hàm răng đẹp sau này
- Phương pháp niềng răng nào tối ưu nhất?
- Nên chọn phương pháp niềng răng nào?
- Phương pháp niềng răng nào nhanh nhất?
- Có cách nào không cần phải nhổ răng khi niềng răng?
- Vì sao niềng răng thường bị ê răng?
- Chỉnh nha với Invisalign có đau không?
- Mang khay Invisalign có ảnh hưởng gì đến việc phát âm, nói chuyện?
- Chỉnh nha với Invisalign cần lưu ý gì khi ăn uống?
- Tôi phải mang khay Invisalign® thường xuyên không?
- Chỉnh nha với Invisalign mất bao lâu? Bao lâu tôi phải đến gặp nha sĩ?
- Kỹ thuật niềng răng bằng invisalign được tiến hành như thế nào?
- Niềng răng có đau không?
- Thời gian giữa mỗi lần hẹn chỉnh nha là bao lâu?
- Mọc răng lệch lạc có ảnh hưởng gì không?
- Tại sao răng bị lệch lạc?
- Niềng răng invisalign là gì?
- Ăn uống như thế nào trong khi niềng răng?
- Đánh răng như thế nào khi đeo niềng răng?
- Niềng răng kéo dài bao lâu?
- Có mấy loại niềng răng? Thế nào là niềng răng cố định và niềng răng tháo lắp
- Mấy tuổi có thể niềng răng?
- Trong trường hợp nào cần niềng răng ?
- CÓ BAO NHIÊU PHƯƠNG PHÁP ĐÍNH ĐÁ VÀO RĂNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
- ĐÍNH ĐÁ VÀO RĂNG CÓ AN TOÀN KHÔNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO??
- Bệnh Viêm Nha Chu - Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tốt Nhất
- Bọc Răng Sứ Giá Bao Nhiêu Tiền, Tuổi Thọ Của Bọc Răng Sứ Là Bao Lâu?
- TRÁM RĂNG THẨM MỸ TẠI QUẬN 1 ?
- Tại sao nên làm Răng Sứ Thẩm Mỹ Lisi
- Tại sao bạn nên Tẩy Trắng Răng tại Nha Khoa Ngọc Nha
- Có nguy hiểm không khi đánh răng bị chảy máu?
- Làm sao để có một nụ cười tự tin rạng rỡ?
- Có cần phải mài răng khi làm mặt dán sứ không?