Dịch vụ - Hỏi Đáp Nha Khoa
Viêm nha chu ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình ăn uống, bên cạnh đó nó còn là tác nhân gây hôi miệng, đau răng, thậm chí là lung lay chân răng và mất răng sớm. Vậy viêm nha chu là gì? Nguyên nhân và giải pháp điều trị.
Viêm nha chu là gì?
Nha chu: là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giúp răng vững chắc. Tổ chức này bao gồm: nướu răng, xương ổ răng, dây chằng, lợi và gai lợi (phần nhô ra của nha chu nằm ở phía dưới các răng). Để răng được chắc khoẻ, nướu răng (phần có màu hồng nhạt ở dưới chân răng) phải ôm sát lấy răng, vừa để bảo vệ mô mềm nhạy cảm phía dưới, vừa ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Bên cạnh đó, xương ổ răng, dây chằng nối liền răng với xương hàm có nhiệm vụ giữ cho chân răng vững chắc.
Bệnh viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng. Viêm nha chu là tình trạng các mô nha chu bị viêm nhiễm, gồm viêm lợi và viêm nha chu phá huỷ. Khi viêm nhiễm, các mô nha chu thường sưng đỏ, đau nhức. Về lâu dài, nướu không còn khả năng bám vào chân răng, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, phát triển, phá huỷ xương ổ răng, hình thành các túi nha chu.
Răng, nướu khi chắc khoẻ (bên trái) và khi bị viêm nha chu (bên phải)
Các triệu chứng của bệnh viêm nha chu
- Nướu bị sưng
- Nướu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm
- Nướu dễ chảy máu
- Nướu không bao chặt răng, làm cho răng trông dài hơn bình thường
- Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu
- Mủ giữa răng và nướu
- Hôi miệng
- Răng lung lay
- Đau khi nhai
- Người bệnh chọn phía bên không đau để nhai thức ăn
Diễn biến quá trình viêm nha chu gồm 4 giai đoạn chính
Giai đoạn 1: Hình thành các mảng bám
Ở giai đoạn này, vi khuẩn có hại tích tụ lại ở chân răng, viền lợi và kẽ răng, bắt đầu hình thành các mảng bám gọi là vôi răng. Người bệnh thường không cảm thấy được dấu hiệu bất thường trong miệng.
Giai đoạn 2: Bắt đầu viêm nhiễm
Theo thời gian, vôi răng gây kích thích nướu, khiến nướu sưng phồng, nhạy cảm và dễ chảy máu khi có tác động như chải răng, ăn uống, xỉa răng…
Giai đoạn 3: Hình thành túi nha chu
Giữa răng và nướu sẽ hình thành túi nha chu (túi mủ) chứa vi khuẩn và chất mủ.
Giai đoạn 4: Răng và ổ xương răng bị phá hủy
Các vi khuẩn tiếp tục tích tụ, sinh sôi và phát triển trong môi trường viêm nhiễm, làm phá huỷ khung xương ổ răng, khiến răng lung lay, lợi tụt xuống, dễ bị tổn thương.
Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu
Trong hầu hết các trường hợp, viêm nha chu bắt đầu bằng mảng bám, một màng dính vào răng bao gồm chủ yếu là vi khuẩn. Một số nguyên nhân khiến cho răng bị dính mảng bám phải kể đến như:
- Vệ sinh răng miệng kém, không làm sạch các mảng bám ở kẻ răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ gây viêm nướu răng. Ngoài ra mảng bám tồn tại trong thời gian dài tạo ra vôi răng, gây kích thích nướu, nướu viêm đỏ, sưng, thậm chí là chảy máu chân răng khi chải răng hoặc dùng tăm xỉa.
- Không lấy cao răng theo định kỳ khiến nướu bị viêm, lâu ngày chuyển sang viêm nha chu.
- Hút thuốc lá.
- Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể (thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì).
- Hệ miễn dịch kém.
- Hở kẻ răng do thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng đầu to và nhọn.
- Mắc một số bệnh như tiểu đường, bạch cầu, viêm nhiễm khuẩn…
Tác hại của viêm nha chu đối với hàm răng
Có một số loại bệnh nha chu viêm khác nhau. Các loại phổ biến gồm những loại sau đây:
- Viêm nha chu mãn tính là loại phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hầu hết người lớn, mặc dù trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng. Loại này được gây ra bởi sự tích tụ mảng bám, theo thời gian gây ra sự phá hủy nướu và xương, cuối cùng sẽ bị mất răng nếu không được điều trị.
- Viêm nha chu tấn công thường bắt đầu ở thời thơ ấu hoặc thời gian đầu của tuổi trưởng thành. Bệnh này có xu hướng theo gia đình dẫn đến mất xương nhanh chóng và mất răng nếu không được điều trị.
- Bệnh nha chu hoại tử được đặc trưng bởi mô nướu bị chết, dây chằng răng và xương hỗ trợ do thiếu nguồn cung cấp máu dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng nặng. Loại này thường xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế như nhiễm HIV, điều trị ung thư hoặc các nguyên nhân khác và suy dinh dưỡng.
Giải pháp điều trị bệnh viêm nha chu
Điều trị có thể được thực hiện bởi bác sĩ nha chu, nha sĩ hoặc nhân viên vệ sinh nha khoa. Mục tiêu của cách chữa bệnh nha chu là làm sạch triệt để các túi xung quanh răng và ngăn ngừa tổn thương cho xương xung quanh. Người bệnh có cơ hội điều trị thành công khi áp dụng thói quen chăm sóc răng miệng tốt hàng ngày và ngừng sử dụng thuốc lá.
Phương pháp điều trị không phẫu thuật. Nếu viêm nha chu không tiến triển, điều trị có thể bao gồm các thủ tục ít xâm lấn hơn như:
- Lấy cao răng: Cạo vôi để loại bỏ cao răng và vi khuẩn khỏi bề mặt răng và bên dưới nướu. Nó có thể được thực hiện bằng dụng cụ, laser hoặc thiết bị sóng siêu âm.
- Bào láng gốc răng (Root planing): làm mịn bề mặt chân răng, ngăn chặn tích tụ cao răng và vi khuẩn và loại bỏ các sản phẩm phụ của vi khuẩn góp phần gây viêm/trì hoãn chữa lành hoặc gắn lại nướu lại lên bề mặt răng.
- Kháng sinh: Kháng sinh tại chỗ hoặc uống có thể giúp kiểm soát nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể bao gồm nước súc miệng kháng sinh hoặc bôi gel có chứa kháng sinh vào khoảng trống giữa răng và nướu hoặc vào túi sau khi làm sạch sâu. Tuy nhiên, kháng sinh đường uống có thể cần thiết để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Ghép mô liên kết lấp đầy: Khi người bệnh bị mất mô nướu, đường viền nướu của sẽ bị thụt xuống dưới do đó người bệnh cần phải mô khác để thay thế để răng được vững chắc. Điều này thường được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ mô từ vòm miệng hoặc chỗ khác và gắn vào vị trí bị mất nướu. Điều này có thể giúp giảm tình trạng thụ nướu hơn nữa, che phủ chân răng bị lộ và tăng tính thẩm mỹ cho răng của người bệnh.
- Ghép xương (Bone grafting): Phương pháp này được thực hiện khi viêm nha chu đã phá hủy xương xung quanh chân răng. Mảnh ghép có được lấy từ các mảnh xương nhỏ của người bệnh hoặc xương tổng hợp hoặc hiến tặng. Ghép xương giúp ngăn ngừa mất răng bằng cách giữ răng cố định, tạo nền tảng cho xương được tái tạo lại.
Cách phòng ngừa viêm nha chu
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh nha chu là tuân thủ tốt vệ sinh răng miệng nên bắt đầu sớm và thực hành nhất quán trong suốt cuộc đời.
- Vệ sinh răng miệng tốt. Điều đó có nghĩa là đánh răng trong hai phút ít nhất hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng sẽ làm sạch các mảng thức ăn và vi khuẩn.
- Khám răng thường xuyên. Gặp nha sĩ hoặc vệ sinh răng miệng, lấy mảng bám/cao răng ít nhất 3 đến 6 tháng một lần. Nếu có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị viêm nha chu như khô miệng, uống một số loại thuốc hoặc hút thuốc, đối với những đối tượng này thường được khuyên đến khám răng miệng và vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn bởi bác sĩ nha khoa.
NHA KHOA NGỌC NHA - NHA KHOA KHÔNG ĐAU
Địa Chỉ : 34 Trần Quý Khoách, P. Tân Định, Quận 1, TP. HCM
ĐT: (028) 3848 0899 Mobile: 0906 82 36 37
Hotline : 0855 108 143
Email : nhakhoakhongdau@gmail.com
Website : https://nhakhoangocnha.com/
https://nhakhoakhongdau.com/
- Dịch vụ Cạo vôi răng tại nha khoa ngọc nha
- Tại sao sau khi cạo vôi về nhà vẫn ê, nhất là khi uống nước nóng, lạnh?
- Vì sao sau khi cạo vôi răng thường phải đánh bóng răng?
- Cạo vôi có làm hại men răng không?
- Tại sao cạo vôi răng bị ê răng và đau nướu? Tại sao nên cạo vôi răng định kỳ?
- Tại sao phải cạo vôi răng? Tại sao tôi hay bị chảy máu răng?
- Viêm nha chu là gì? Tại sao tôi bị tụt lợi răng cửa?
- Răng tôi tự nhiên lung lay, tôi phải làm sao đây?
- Quá Trình Niềng Răng Như Thế Nào ?
- Sự Cần Thiết Khi niềng răng thưa ?
- Niềng Răng Có Làm Yếu Răng Không?
- Niềng răng giá rẻ bao nhiêu? Niềng Răng Có Trả Góp Không ?
- CÓ BAO NHIÊU PHƯƠNG PHÁP ĐÍNH ĐÁ VÀO RĂNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
- ĐÍNH ĐÁ VÀO RĂNG CÓ AN TOÀN KHÔNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO??
- Hàm Duy Trì Là Gì? Hàm Duy Trì Có Mấy Loại Và Giá Bao Nhiêu?
- CÓ BAO NHIÊU PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG PHỔ BIẾN ?
- Bọc Răng Sứ Giá Bao Nhiêu Tiền, Tuổi Thọ Của Bọc Răng Sứ Là Bao Lâu?
- TRÁM RĂNG THẨM MỸ TẠI QUẬN 1 ?